VioEdu là sản phẩm được đánh giá cao trong hội thảo quốc gia về “Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng”

1
4370

Tập đoàn FPT giới thiệu nền tảng VioEdu trong phiên thảo luận về việc xây dựng hệ sinh thái sản phẩm, dịch vụ bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác sáng tạo, lành mạnh trên môi trường mạng. Hội thảo diễn ra ngày 28/05 tại Hà Nội dưới sự chủ trì của Bộ Thông tin và Truyền thông, phối hợp với Qũy Nhi đồng Liên Hợp Quốc – UNICEF tại Việt Nam.

phát-biểu-tại-hội-thảo-về-bảo-vệ-trẻ-em
Thứ trưởng TT-TT Nguyễn Thành Hưng phát biểu tại Hội thảo.

Đề án “Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác sáng tạo, lành mạnh trên môi trường mạng” giai đoạn 2020 – 2025 do Bộ TT&TT phối hợp với các cơ quan liên quan: Bộ Lao động, Thương binh & Xã hội, Bộ Công an, Bộ Giáo dục & Đào tạo xây dựng nhằm mục tiêu hỗ trợ trẻ em tiếp cận, tương tác qua môi trường mạng một cách tích cực, nâng cao chất lượng học tập và giải trí của trẻ em thông qua việc ứng dụng công nghệ. Theo thống kê của Viện nghiên cứu quản lý phát triển bền vững và Tổ chức cứu trợ trẻ em quốc tế, tại Việt Nam, 66,1% trẻ em có cơ hội tiếp cận thiết bị kết nối Internet. Khi công nghệ và internet len lỏi vào mọi khía cạnh của cuộc sống, trẻ em là đối tượng đón nhận nhanh nhất những thông tin trên mạng. Đồng thời, đây cũng là đối tượng chịu tác động mạnh mẽ nhất của công nghệ và những vấn đề tiêu cực trên mạng internet.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng tại Việt Nam gặp nhiều hạn chế là “thiếu nguồn tài nguyên trực tuyến chất lượng cao cung cấp cho trẻ em truy cập phục vụ hoạt động học tập, sinh hoạt và giải trí; thiếu các chương trình dạy kỹ năng công nghệ số, ứng dụng dạy học tương tác, thông minh, nội dung số bổ ích để trẻ có thông tin, được tham gia an toàn trên môi trường mạng”.

Đề án kêu gọi các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam chung tay tham gia phát triển các ứng dụng, sản xuất các nội dung bổ ích giúp trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng.

Theo đó, đại diện Tập đoàn FPT tham gia hội thảo với vai trò là một trong những doanh nghiệp đi đầu về công nghệ giáo dục và tiên phong tạo ra những sân chơi bổ ích cho trẻ em. Trong đó phải kể đến cuộc thi giải Toán qua mạng Violympic, cuộc thi kiến thức có sự hỗ trợ của công nghệ đầu tiên và lớn nhất được xây dựng và tổ chức bởi Tập đoàn FPT kể từ năm 2008. Tiếp đó là nền tảng giáo dục trực tuyến VioEdu được kế thừa & phát triển từ Violympic. Năm 2019, VioEdu là đại diện duy nhất của Việt Nam đạt giải cho lĩnh vực giáo dục trong lễ trao giải APICTA – giải Oscar công nghệ của Châu Á.

Trước khi giới thiệu về hệ thống giáo dục trực tuyến VioEdu tại phiên thảo luận, ông Nguyễn Ngọc Minh, Phó Giám đốc Công nghệ Tập đoàn FPT nhấn mạnh: “Trẻ em dễ bị tiếp cận những nội dung xấu là bởi chưa có những nội dung đủ tốt và hấp dẫn”. Hiểu được nguyên nhân đó, Ban Công nghệ của Tập đoàn FPT luôn nỗ lực nghiên cứu một sản phẩm có thể hỗ trợ các em học tập một cách bình đẳng trên mọi vùng miền, học hiệu quả với thời gian ít nhất, và học một cách thú vị nhất. 

thảo-luận-về-cách-bảo-vệ-trẻ-em-trên-môi-trường-mạng
Ông Nguyễn Ngọc Minh – Phó Ban Công nghệ Đại diện Tập đoàn FPT, đại diện dự án VioEdu (ngoài cùng, bên trái) đóng góp ý kiến về việc xây dựng hệ sinh thái các sản phẩm, dịch vụ bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác sáng tạo, lành mạnh trên môi trường mạng.

Để làm được điều đó, Ban công nghệ Tập đoàn FPT đã ứng dụng những công nghệ cao nhất như công nghệ trí tuệ nhân tạo AI, nền tảng học tập thích ứng Adaptive Learning, Big Data và lý thuyết trò chơi vào sản phẩm.

VioEdu hỗ trợ và bảo vệ trẻ em tương tác sáng tạo, lành mạnh trên môi trường mạng bằng cách:

  • Cung cấp một nền tảng học tập hữu ích và thú vị với hơn 100,000 học liệu được đầu tư thiết kế độc quyền;
  • Cung cấp một môi trường lành mạnh để học sinh tương tác, giao lưu thông qua các cuộc thi giải Toán theo hình thức đối kháng;
  • Cung cấp nền tảng học tập tiến bộ sử dụng công nghệ học tập thích ứng giúp phát hiện chính xác 95% điểm mạnh, yếu của học sinh từ đó gợi ý lộ trình học tập phù hợp, giúp học sinh tiết kiệm 30 – 50% thời gian học tập
  • Cung cấp công cụ quản lý chi tiết dành cho phụ huynh, nhà trường và giáo viên; giúp nhà trường, giáo viên và phụ huynh không chỉ giám sát mà còn thực sự hiểu học sinh đang học những gì và đạt kết quả như thế nào.

Phần chia sẻ của ông Nguyễn Ngọc Minh nói chung và sản phẩm Hệ thống giáo dục trực tuyến VioEdu nói riêng nhận được sự hưởng ứng và đánh giá cao của hơn 100 chuyên gia, các nhà hoạch định chính sách của nhiều Bộ – Ban – Ngành trong hội thảo. 

Dựa trên những đóng góp và tham vấn của nhiều chuyên gia và kết quả của hội thảo ngày 28/5, dự kiến Đề án “Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác sáng tạo, lành mạnh trên môi trường mạng” sẽ được chỉnh sửa, phê duyệt trình Thủ tướng Chính phủ vào tháng 6/2020.



1 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây