Những hạn chế của phương pháp giáo dục truyền thống
Phương pháp học tập truyền thống, với 1 lớp học, 1-2 giáo viên thực hiện giảng dạy cho 30-50 học sinh sau nhiều năm được áp dụng phổ biến, hiện đang dần bộc lộ những vấn đề ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục như:
- Lớp học quá đông, số học sinh càng lớn thì chất lượng học tập càng giảm.
- Giáo viên không thể giải quyết tất cả vấn đề mà mỗi học sinh cần, những vấn đề nhỏ của từng học sinh bị bỏ qua để đảm bảo tiến độ chung và thời lượng của lớp học.
- Mỗi cá nhân học sinh cảm thấy hứng thú, phù hợp và thoải mái với một phương pháp truyền tải khác nhau, có học sinh thích học qua video, có học sinh thích được giáo viên kèm cặp riêng, có học sinh lại muốn tìm hiểu nội dung qua các trò chơi. 1 giáo viên mỗi lớp không thể sử dụng tất cả mọi phương pháp trong 1 thời lượng học.
- Mỗi học sinh có sức học và mức độ tiếp thu kiến thức khác nhau.
- Học sinh khó tiếp cận các nguồn học liệu đa dạng, nếu không có sự hỗ trợ của công nghệ như internet, việc tiếp cận truyền thống mất rất nhiều thời gian, đôi khi là khó khăn.
Sự phát triển của công nghệ mang tới nhiều cơ hội nâng cao chất lượng giáo dục
Ngày nay, cùng với sự phổ biến và phát triển của công nghệ, giáo dục là một trong những lĩnh vực được hưởng nhiều lợi ích. Việc đưa công nghệ áp dụng vào các hoạt động giáo dục mang tới nhiều sự cải thiện đối với những hạn chế nếu trên.
Các phương pháp ứng dụng công nghệ vào giáo dục trên thế giới đang áp dụng có thể kể đến như:
- Học tập qua các khóa học video quay sẵn (MOOC).
- Học tập qua mô hình lớp dạy kèm 1-1, 1-6 (Tutoring).
- Tổ chức các lớp học qua Internet thông qua ứng dụng công nghệ Video Conference, Live-Streaming.
- Ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo, học máy để nghiên cứu, phân tích từng người học. Cụ thể trong tiếng anh, trí tuệ nhân tạo hướng dẫn người học cách phát âm, phát hiện lỗi sai chính tả, lỗi sai ngữ pháp.
- Kết hợp gamification vào xây dựng bài giảng nhằm tăng sự thú vị, các cơ chế thử thách để giúp tăng tính hấp dẫn của nội dung.
- Xây dựng các dạng cộng đồng, gia tăng tính tương tác về việc học tập trên các social platforms.
- Mô hình “đảo ngược lớp học” (flip the classroom): người học tự học thông qua các học liệu ở nhà, khi tới lớp giáo viên chỉ tập trung hỗ trợ từng em trong việc xử lý nội dung bài tập. Đây hiện đang là xu hướng đang phát triển mạnh mẽ ở Mỹ, Hàn Quốc.
- Phát triển các hệ thống hỗ trợ quản lý quá trình giảng dạy học tập (LMS).
- Ứng dụng công nghệ thực tế ảo, thực tế ảo tăng cường (AR/VR) để tổ chức lớp học.
Hiện tại, có rất nhiều doanh nghiệp đang triển khai ứng dụng công nghệ trong các hoạt động đào tạo nội bộ cho nhân sự, các trường học kết hợp công nghệ để giúp học sinh tiếp cận kiến thức hiệu quả hơn, các trung tâm đào tạo (nghiệp vụ, ngoại ngữ …) đang thông qua công nghệ để tăng chất lượng trải nghiệm cho người học.
“Trợ lý học tập” VioEdu là một sản phẩm công nghệ giáo dục mới được phát triển bởi tập đoàn FPT, với hi vọng sử dụng những ứng dụng công nghệ mới nhất để giúp cá nhân hóa việc học tập cho từng học sinh, mang tới hiệu quả học tập cao hơn.
Không khó để thấy rằng, công nghệ đang len lỏi vào từng hoạt động, từng giai đoạn của giáo dục. Việc áp dụng công nghệ giáo dục và học tập trực tuyến đã, đang và gần như chắc chắn là một xu hướng không thể thay đổi.
Mối quan hệ giữa người dạy và người học trong giáo dục, đặt vào sự ví von hình tượng thì giống như việc vỗ tay vậy. Nếu muốn có hiệu quả cao, thì cả người dạy và người học đều phải rất nỗ lực.
Công nghệ, nền tảng là phương thức, phương tiện để kết nối tốt hơn.
Nhưng để công nghệ thực sự hiệu quả, thì người dạy phải học cách để dạy bằng công nghệ, truyền tải bằng công nghệ. Người học phải rèn luyện thói quen tương tác với công nghệ, thu thập tổng hợp thông tin từ các kênh, học cách sử dụng hệ thống thước đo, báo cáo, đánh giá thông minh, để có cho mình kế hoạch học tập hiệu quả.
[…] từng em, quá tải công việc, sự thiếu linh hoạt và bị động,…sẽ được khắc phục bởi công nghệ. Những công việc mang tính chất lặp đi lặp lại, tổng hợp, phân tích và xử […]