CÔNG NGHỆ 4.0 VÀ CÔNG NGHỆ CHUYỂN ĐỔI SỐ – MẢNH GHÉP CÒN THIẾU CỦA HỌC TRỰC TUYẾN (E-LEARNING) SAU MỘT THẬP KỶ

1
10762

Với sự phổ biến của máy tính cá nhân và internet ở Việt nam từ thập kỷ trước, học trực tuyến (E-learning) được kỳ vọng rất lớn sẽ đem lại sự thay đổi đáng kể trong giáo dục. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có một hệ thống nào đáp ứng được. Việc hình thành hệ thống học trực tuyến ở Việt Nam hỗ trợ hàng triệu học sinh đang ngày càng cần thiết.

Mục lục

Học Trực Tuyến – 10 năm một chặng đường

Giá trị mang lại của học trực tuyến rất lớn bởi tính linh hoạt và tiện dụng về thời gian lẫn địa điểm. Nếu học đúng, học trúng kiến thức, tất cả các bên liên quan đều có lợi. Học sinh sẽ tiết kiệm thời gian của mình chỉ với chiếc điện thoại thông minh. Cũng nhờ vậy, bố mẹ có thể kiểm soát việc học của con thông qua những báo cáo học tập trực tuyến gửi đến địa chỉ email và tin nhắn điện thoại của phụ huynh. Nhà trường và thầy cô cũng dễ dàng quản lý học sinh hơn bằng những thao tác đơn giản.

Học trực tuyến
Công nghệ 4.0 và Công nghệ Chuyển đổi số là hai mảnh ghép còn thiểu của những mô hình giáo dục trực tuyến

Mười năm qua, việc học trực tuyến ở Việt Nam còn gặp nhiều hạn chế. Học sinh tham gia học chỉ dừng lại ở việc xem bài giảng của giáo viên. Việc học sẽ không thể thực hiện ngay được bởi vì khi này giáo viên đang không “trực tuyến”. Hoặc nếu có thể hỗ trợ thì một giáo viên cũng không thể hỗ trợ 10 học sinh cùng lúc. Việc hỗ trợ 100, 1000, hay 1 triệu học sinh sẽ càng gặp khó khăn. Các hệ thống học trực tuyến hiện nay không thể hỗ trợ học sinh nếu học sinh gặp vấn đề trong việc làm bài tập luyện tập. Dẫn đến quá trình học gián đoạn. Học sinh tham gia học sẽ không còn cảm thấy hứng thú với việc học trực tuyến nữa.

Vì sao cần Công nghệ 4.0?

Nền giáo dục Việt Nam đang tiến vào trung tâm của Cách mạng công nghiệp 4.0. Công nghệ 4.0 cung cấp giải pháp học tập giúp học sinh tự giải quyết vấn đề trong luyện tập. Hệ thống giáo dục trực tuyến thông minh sẽ giúp giảm áp lực lên hạ tầng cơ sở giáo dục. Mở ra cơ hội học tập cho tất cả học sinh trên mọi miền tổ quốc. Trong quá trình luyện tập, hệ thống trực tuyến thông minh sẽ tìm ra phần kiến thức còn khuyết (yếu) dựa vào việc lựa chọn đáp án sai của học sinh. Từ đó trên màn hình hiển thị, hệ thống sẽ cung cấp kiến thức một cách dễ hiểu.

Học trực tuyến
Mỗi một học sinh có một lộ trình học tập riêng. Nguồn lực thầy cô giáo không đủ để thiết kế từng lộ trình học tập cho từng học sinh.

Tất cả các quá trình nói trên đều là tự động và đồng thời. Có nghĩa là nếu 1,000 học sinh tham gia học, gặp 1,000 vấn đề về kiến thức, thì sẽ có 1,000 “cách thức” hệ thống hỗ trợ các học sinh này cùng một lúc. Đây là điều mà nguồn lực giáo viên không thể thực hiện được. Cách thức hỗ trợ phụ thuộc vào việc học sinh thể hiện và luyện tập trong hệ thống học trực tuyến.

Vì sao cần Công nghệ chuyển đổi số?

Để xây dựng nên hệ thống học trực tuyến như trên. Các nhà giáo dục cần sự hỗ trợ của công nghệ 4.0, các giải thuật giúp hệ thống hiểu, đánh giá kiến thức của từng học sinh. Công nghệ chuyển đổi số, số hóa các bài giảng thành các dạng video, hình ảnh sinh động dễ hiểu. Số hóa các kiến thức trên giấy, thành các kiến thức trong tình huống học tập trên máy tính.


Ví dụ về xây dựng video số hóa kỹ năng “Quy đồng mẫu số các phân số” thuộc kiến thức Toán lớp 5 trên hệ thống học trực tuyến mới nhất VioEdu – https://vio.edu.vn

Bắt kịp xu hướng giáo dục trực tuyến hiện đại. Tập đoàn FPT đã phối hợp với các chuyên gia giáo dục hàng đầu của trung tâm Violympic, xây dựng hệ thống học trực tuyến lớn nhất, chất lượng nhấthttps://vio.edu.vn/. Hệ thống có thể hỗ trợ hàng triệu học sinh cùng một lúc. Học sinh có thể học không ngừng nghỉ. Nếu gặp vấn đề trong việc tự giải quyết các bài tập, hệ thống sẽ tự động đề xuất các kiến thức bổ sung. Nhờ vậy học sinh có thể tự giải quyết, cải thiện kỹ năng còn khuyết (yếu) của mình.

Ngay từ bây giờ, bạn có thể trải nghiệm hệ thống bằng việc đăng ký tài khoản tại https://vio.edu.vn/.

Giới thiệu tổng quan về VioEdu (Violympic Education)

TS. Nguyễn Văn Tuyên – Viện Nghiên cứu Công nghệ FPT

1 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây