Cách mạng công nghiệp 4.0 với sự thay đổi chóng mặt trong cách tiếp cận tri thức đặt ra thách thức lớn cho người giáo viên. Khi các cỗ máy tìm kiếm, mạng xã hội đang trở thành nguồn học tập vô tận, giáo viên không chỉ đơn thuần trao tri thức, mà còn phải trở thành người định hướng, khai mở tiềm năng cho học trò.
Giáo dục thay đổi trong nhiều thế kỷ, từ phạm vi kiến thức tới mô hình và không gian học tập. Trong thời đại cách mạng công nghệ 4.0, nhiều quan niệm học tập truyền thống đã thay đổi so với quá khứ, mở ra một viễn cảnh giáo dục rộng mở và linh hoạt hơn.
Trong tương lai, người học không bị giới hạn ở độ tuổi, địa lý, thời gian học tập và cần được trang bị rất nhiều kỹ năng để học tập chủ động, học tập suốt đời.
Mục lục
Những thách thức mới cho giáo viên 4.0
Giáo sư Tony Wagner (Đại học Harvard) từng chia sẻ: “Thế giới ngày nay không quan tâm kiến thức của sinh viên là gì, mà quan trọng là sinh viên làm được gì với kiến thức đó”. Vì thế, vai trò của người giáo viên thời 4.0 không chỉ đơn giản là truyền đạt kiến thức, mà còn giúp học trò trang bị các kỹ năng để hội nhập toàn cầu.
Học sinh trong thế giới 4.0 có đầy đủ năng lực và phương tiện để tiếp nhận thông tin. Trong bối cảnh đó, giáo viên không phải là người duy nhất có được kiến thức và thông tin giá trị. Thay vào đó, họ là người giúp học trò có khả năng hiểu ý nghĩa của thông tin, phân biệt sự khác biệt giữa những gì quan trọng và không quan trọng. Trên hết, đó là khả năng kết hợp thông tin thành một bức tranh rộng lớn về thế giới.
Nói một cách chính xác nhất, giáo viên hiện nay trở thành người hướng dẫn học sinh cách học. Điều giáo viên truyền đạt mỗi ngày không còn là kiến thức cụ thể, mà phải là phương pháp giúp học sinh nắm vững kiến thức, có năng lực tư duy hiểu bản chất vấn đề và thúc đẩy khả năng tự học. Yêu cầu đặt ra là giáo viên sẽ cần có những kiến thức đa chiều hơn, dạy học phát triển năng lực theo hướng cá nhân hoá.
Trợ lực mạnh mẽ đến từ công nghệ
Trong thời đại mới, công nghệ vừa là hạt nhân thúc đẩy giáo dục đổi mới, vừa là phương tiện trực tiếp tác động đến chất lượng dạy và học. Giáo viên thời 4.0 bắt buộc phải thành thạo các kỹ năng công nghệ thông tin, không chỉ để trau dồi chuyên môn, đổi mới tư duy và phương pháp, mà còn nâng cao hiệu quả công việc.
Những tồn tại của phương pháp giáo dục truyền thống như: truyền thụ kiến thức một chiều, lớp đông học sinh và giáo viên không thể đi sâu từng vấn đề của từng em, quá tải công việc, sự thiếu linh hoạt và bị động,…sẽ được khắc phục bởi công nghệ. Những công việc mang tính chất lặp đi lặp lại, tổng hợp, phân tích và xử lý thông tin sẽ được giải quyết bằng trí tuệ máy một cách ngày càng chính xác và hiệu quả. Công việc của giáo viên từ đó được giảm tải, giáo viên có thêm thời gian chất lượng để đầu tư năng lực và quan tâm đến từng học viên.
“Tiết kiệm đến 50% thời gian giao bài, tổ chức kiểm tra, chấm bài” là những phản hồi của các giáo viên khi ứng dụng nền tảng công nghệ của VioEdu trong công việc trên lớp. Hầu hết các giáo viên sau khi sử dụng hệ thống VioEdu đều đồng ý rằng VioEdu có khả năng giúp giảm tải các công việc và áp lực của giáo viên thông qua những điểm chính:
- Sử dụng nguồn tài nguyên chất lượng, phong phú và sẵn có trên hệ thống để đa dạng hoá phương thức truyền tải bài giảng (cho học sinh xem video bài giảng hoạt hình, tạo game thi thách đấu ngay trên lớp để củng cố kiến thức, tăng hứng thú cho học sinh,…). Nhờ đó giáo viên giảm bớt thời gian xây dựng giáo án, đốc thúc học sinh học bài.
- Chủ động tạo, lưu trữ các câu hỏi, ngân hàng đề thi và giao cho từng (nhóm) học sinh mà mình quản lý. Hệ thống sẽ tự động chấm điểm, chỉ ra lỗi sai, tổng hợp kết quả, tiết kiệm đáng kể thời gian chấm bài, phân loại học sinh cho giáo viên;
- Sử dụng dữ liệu phân tích điểm mạnh, điểm yếu học sinh từ hệ thống để phân hoá học sinh trên lớp, lên kế hoạch bồi dưỡng riêng phù hợp cho từng em;
- Gửi đánh giá nhanh chóng cho học sinh và phụ huynh.
Hướng dẫn giáo viên sử dụng hệ thống VioEdu
Giáo dục là một trong những lĩnh vực chịu sự tác động của cuộc cách mạng công nghệ nhanh hơn cả bởi chính giáo dục cũng sẽ tạo ra những phiên bản mới của các cuộc cách mạng công nghiệp tiếp theo. Do đó, thách thức đối với những “nhà giáo số” là rất lớn. Đồng thời, khả năng ứng dụng công nghệ cũng sẽ mang tới cho nhà giáo 4.0 nhiều cơ hội đột phá trong sự nghiệp.
Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam đang tới gần, xin chúc thầy, cô giáo luôn thật nhiều nhiệt huyết và bản lĩnh, sẵn sàng thích ứng với những yêu cầu mới và gặt hái nhiều thành công.