Với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, ngày nay việc tiếp cận các nguồn tài liệu, phương pháp học tập,…trở nên hết sức dễ dàng, nhanh chóng và tiết kiệm. Tuy vậy, nhiều phụ huynh và học sinh chưa biết khai thác và sử dụng các “tài nguyên” này đúng cách.
Việt Nam là quốc gia có số lượng người dùng Facebook lớn thứ 7 thế giới. Để đạt được điều đó, mạng xã hội của Mark Zuckerberg đã phát triển vô số diễn đàn -“không gian sinh hoạt cộng đồng” phục vụ cho mọi đối tượng, mọi nhu cầu, trong đó có nhu cầu trao đổi thông tin giáo dục. Khi bạn cần thêm thông tin về một vấn đề nào đó, ví dụ như “tài liệu học lớp 1”, “giáo dục học tiểu học”, “chọn trường”, “hội phụ huynh tiểu học”, “giáo viên tiểu học”,… bạn chỉ cần gõ các cụm từ tìm kiếm tương ứng trên Facebook, một loạt các trang và nhóm liên quan sẽ hiện ra.
Dựa trên sự quan tâm của người dùng, các nhóm (group) thường thu hút rất đông thành viên. Từ những vấn đề nhỏ như nhờ giải toán, hỏi đề thi, xin phiếu bài tập, nhờ tư vấn,…đến các vấn đề lớn hơn như chọn trường, chọn lớp, nuôi dạy con cái,… thành viên của nhóm đều tìm được câu trả lời. Việc này tạo điều kiện rất thuận lợi cho các bậc phụ huynh và học sinh tiếp cận tài liệu học, phương pháp dạy – học hữu ích,… Tuy vậy, phần lớn các phụ huynh chỉ dừng lại ở việc tiếp nhận tài liệu một cách ồ ạt mà chưa biết cách chọn lọc, xử lý và sử dụng sao cho hiệu quả.
Không chọn lọc tài liệu, thụ động tư duy
Vào những đợt “cao điểm” như thi học kỳ, thi chuyển cấp, ôn tập cuối năm, ôn tập hè,…các diễn đàn lại càng trở nên sôi nổi. Trung bình mỗi ngày, một nhóm sẽ có hàng chục bài đăng chia sẻ các tài liệu miễn phí. Với tâm lý “càng nhiều càng tốt”, cùng sự tò mò, hiệu ứng đám đông, không chịu thua thiệt, nhiều cha mẹ như trở nên “phát cuồng” với việc sưu tầm. Đến mức, chỉ cần có ai đó chia sẻ hay đăng tải bộ đề thi, công thức,…là họ ngay lập tức tải về, hoặc gửi email cá nhân để nhận được tài liệu. Việc “bội thực” tài liệu như thế sẽ dẫn đến hai tình huống: hoặc là đốc thúc con em học hết các bài vở tìm được (không hiệu quả), hoặc không dùng đến (lãng phí thời gian).
Chưa kể việc nhận được các sự hỗ trợ miễn phí một cách quá dễ dàng cũng dẫn đến tâm lý thụ động, ỷ lại của các phụ huynh và học sinh. Có những vấn đề đơn giản nhưng nhiều người lập tức mang lên hội nhóm để hỏi, thay vì dành chút thời gian tìm kiếm, suy nghĩ cách giải quyết trước.
Không biết phân loại, xử lý những tài liệu tìm được. Không kiểm chứng được chất lượng và sự phù hợp của tài liệu/phương pháp đó với con em mình
Từ muôn hình muôn vẻ các tài liệu tải được, đối với những người có chuyên môn như các giáo viên, việc sắp xếp lại kiến thức, chọn lọc nội dung cũng không hề dễ dàng. Trong khi đó, vì thiếu thời gian, thiếu kiến thức hoặc thiếu các kỹ năng công nghệ thông tin, các bậc bố mẹ lại càng loay hoay trong việc sử dụng những nguồn tài nguyên đó sao cho hiệu quả. Quan trọng hơn, nhiều phụ huynh cũng không biết các kiến thức được cung cấp trong tài liệu có phải kiến thức đúng chuẩn, kiến thức được cập nhật mới nhất so với chương trình học của con, hay lộ trình đưa cho con ôn tập như thế nào là hợp lý.
Không xác định được điểm mạnh, điểm yếu của con
Đây là bước đầu tiên và quan trọng nhất trước khi mỗi phụ huynh muốn tìm tài liệu tham khảo, tìm giáo viên dạy thêm hay tìm chương trình bồi dưỡng cho con em mình. Nhưng hầu hết các phụ huynh thường bỏ qua hoặc chưa nhận thức được tầm quan trọng của bước này mà thường cho con học theo phong trào, theo số đông.
Trong khi đó, mỗi học sinh là một cá thể có năng lực, sở trường khác nhau, và có những điểm mạnh, điểm yếu kiến thức khác nhau. Điều quan trọng là bậc cha mẹ phải phát hiện được điểm khuyết trong kiến thức của con thì việc bổ trợ, cho con học thêm, luyện thêm mới thực sự có ý nghĩa. Việc các phụ huynh không nắm rõ tình hình học tập của con mình, nhưng lại “chạy chữa” bằng cách sưu tầm thật nhiều bài tập và đốc thúc con cày ngày cày đêm là phản khoa học. Không tìm đúng mảnh ghép mà con đang còn thiếu, mọi sự cố gắng lấp đầy đều trở nên thừa.
Bạn có đang vướng vào những vấn đề kể trên? Bạn có biết, con mình thực chất có thể rút ngắn thời gian học tập mà vẫn tiến bộ?
Trong từ 3 đến 6 tháng thực nghiệm, gần 74% học sinh đã tiến bộ rõ rệt với môn Toán, với thời gian học tập chỉ 50%, 80% so với trước đây, khi học cùng VioEdu.
Kết quả này dựa trên cơ sở vững chắc là nền tảng công nghệ tiến bộ và nội dung kiến thức chất lượng mà VioEdu cung cấp:
- VioEdu ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để phát hiện điểm mạnh, điểm yếu của học sinh, từ đó gợi ý lộ trình học tập phù hợp. Điều này giúp trẻ có thể học tập đúng trọng tâm, tiết kiệm thời gian học, hiệu quả tương đương với phương pháp gia sư 1 kèm 1.
- Hệ thống kiến thức trên VioEdu được cố vấn, biên soạn bởi đội ngũ giáo dục đầu ngành, bám sát chương trình của Bộ giáo dục, liên tục cập nhật thay đổi theo thực tế.
- Các kiến thức Toán học được lồng ghép trong các tình huống thực tế, thể hiện bằng video hoạt hình, giúp học sinh dễ tiếp thu và ghi nhớ lâu hơn. Học sinh có thể tiếp cận trước các bài giảng, nhờ đó chủ động và tự tin hơn khi học trên lớp.
- VioEdu có kho bài tập “khổng lồ” dưới nhiều hình thức, được phân cấp từ dễ đến khó: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao, giúp học sinh ôn luyện một cách bài bản và tiến bộ.
- Các cơ chế khuyến khích học tập của VioEdu tạo cho học sinh sự tự giác và hứng thú học tập, bố mẹ bớt thời gian đốc thúc con cái, nhiều bạn nhỏ còn cải thiện việc “lười tư duy”.
Bậc cha mẹ nào cũng muốn dành những điều tốt nhất cho con em mình. Đầu tư cho giáo dục cũng là ưu tiên hàng đầu của mỗi phụ huynh. Thời đại bùng nổ công nghệ thông tin đã tạo ra nhiều lợi thế vượt trội so với trước đây trong việc thúc đẩy giáo dục phát triển. Điều quan trọng là các phụ huynh cần xác định rõ nhu cầu và khả năng học tập của trẻ, tìm đến các nguồn tài liệu chất lượng, uy tín, chọn lọc, từ đó mới có thể hỗ trợ tốt nhất và đồng hành cùng con tiến bộ mỗi ngày.