6 định kiến lớn nhất về học trực tuyến cản trở bạn học tốt

0
10066

Những nhìn nhận không đúng về việc học trực tuyến có thể khiến bạn bỏ lỡ một phương pháp học tập hiệu quả với chi phí tiết kiệm.

Học trực tuyến đang ngày càng khẳng định được tầm quan trọng không thể thiếu và dần được công nhận chính thức trong giáo dục bởi phương pháp này khắc phục được những điểm hạn chế của cách dạy – học truyền thống và phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội. Mặc dù vậy, có nhiều người vẫn “từ chối” thừa nhận tính hiệu quả, thiết thực của việc học trực tuyến, vì những “định kiến” như dưới đây:

1. Chỉ dành cho nhà có điều kiện

Thực tế là: Với sự phát triển của kinh tế, xã hội cùng yêu cầu của thời đại số, những thiết bị điện tử có kết nối Internet như điện thoại di động, máy tính, ipad,…giờ đây trở thành một trong những vật dụng thiết yếu của mỗi cá nhân. Việt Nam nằm trong top 15 thị trường sử dụng smartphone nhiều nhất thế giới, với 43.7 triệu người (chiếm 44.9% dân số cả nước) đang dùng. Hầu hết các gia đình đều có khả năng trang bị và đang sở hữu ít nhất một thiết bị điện tử để phục vụ cho việc liên lạc, công việc, giải trí cũng như tìm kiếm thông tin và học tập trực tuyến.

2. Tốn kém

Thực tế là: Học trực tuyến có thể giúp bạn tiết kiệm (đáng kể) chi phí di chuyển, chi phí cơ hội hay tiền mua các tài liệu tham khảo đắt đỏ, nhờ tính linh hoạt, tiện dụng và khả năng tiếp cận những nguồn kiến thức khổng lồ. Internet giúp việc chia sẻ thông tin trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Bạn hoàn toàn có thể tiếp cận những nguồn học liệu đa dạng, chất lượng với chi phí thấp hoặc thậm chí là miễn phí trên các cộng đồng, diễn đàn.

Học trực tuyến hiệu quả cũng giúp bạn giảm thiểu các khoá học thêm tràn lan, không cần thiết. Thêm vào đó, học phí cho các khoá học trực tuyến thường thấp hơn rất nhiều một khoá học trực tiếp tại các trung tâm.

6 định kiến lớn nhất về học trực tuyến cản trở bạn học tốt
Học trực tuyến hiệu quả sẽ giúp tiết kiệm đáng kể chi phí

3. Học với một cái “máy”, cứng nhắc, thiếu tính tương tác

Thực tế là: Việc trao đổi thông tin với một cỗ máy thường sẽ không linh hoạt và mang lại nhiều cảm xúc gần gũi như trao đổi trực tiếp giữa người với người. Điều này là một hạn chế của việc học trực tuyến. Nhưng những nền tảng học trực tuyến chất lượng cao đều chú trọng tính tương tác với người học để cải thiện điều đó. Điển hình như trên VioEdu, học sinh không chỉ ngồi xem video bài giảng một chiều, hệ thống sẽ luôn tạo cơ hội để học sinh có thể tương tác với bài học, với bạn học như thông qua các câu hỏi ngẫu nhiên hiện ra trong quá trình xem bài giảng lý thuyết, các diễn đàn học tập, hệ thống câu hỏi luyện tập với 07 định dạng khác nhau, các cuộc thi kiến thức đa dạng quy mô (thách đấu đối kháng, đấu trường cấp trường, cấp quận/huyện, cấp quốc gia,…).

4. Bài giảng được thiết kế chung cho mọi đối tượng, không đáp ứng được nhu cầu, trình độ từng cá nhân

Thực tế là: Chính việc học trực tuyến lại giúp mỗi người được học theo một lộ trình riêng – điều mà chỉ có hình thức học gia sư 1:1 mới có thể mang lại. Học trực tuyến – người học có thể chủ động chọn kênh học phù hợp với sở thích, năng lực của mình; có thể chủ động chọn thời gian và thời lượng học; chủ động chọn các đơn vị kiến thức để học một cách thoải mái. Không chỉ có vậy, một số nền tảng trực tuyến như VioEdu ứng dụng tối đa lợi thế của công nghệ như trí tuệ nhân tạo (AI) và dữ liệu lớn (Big Data), phương pháp học thích ứng (Adaptive Learning) giúp chương trình học phát hiện sở trường, điểm yếu của người học để gợi ý lộ trình học cá nhân hoá cho từng người.

6 định kiến lớn nhất về học trực tuyến cản trở bạn học tốt
Một lộ trình học được gợi ý riêng cho người học trên VioEdu

Rất nhiều người học cảm thấy “đuối” với bài vở trên lớp nhưng lại tìm được niềm vui và cảm hứng khi học trực tuyến. Thời lượng học trên lớp hạn chế, khối lượng kiến thức cần phải giải quyết thì quá lớn, thầy cô giáo không đủ sức kèm cặp cho từng học sinh, vì thế các em thường chỉ được tiếp cận được với một số phương pháp truyền tải nhất định. Những phương pháp này không thể phù hợp cho tất cả các em. Do đó, việc chủ động bổ sung kiến thức trực tuyến sẽ giúp người ham học tháo gỡ được khó khăn đó.

5. Không kiểm soát được người học

Thực tế là: Với cách truyền tải kiến thức không hấp dẫn, ngay cả khi có giáo viên kèm cặp, học sinh vẫn dễ mất tập trung, thích làm việc riêng, nói chuyện trong lớp,… Ngược lại, với thiết kế thu hút và các đơn vị kiến thức được chia nhỏ cùng tính linh hoạt, chủ động, một khoá học trực tuyến chất lượng có thể giúp khơi gợi sự tự giác và niềm ham thích học tập của học sinh.

“Trước đây tôi rất sợ cháu lên mạng chơi game, nhưng giờ tôi yên tâm hơn khi cháu học trong môi trường này. VioEdu có những video hoạt hình thu hút và phần thưởng bằng kim cương khiến con rất yêu thích” (chị Phạm Thị Nga, Hà Nội).

Làm cho người học “say mê ngoài sức kỳ vọng”, gắn bó bền bỉ với kênh học là cách gián tiếp để các khoá học “kiểm soát” được chất lượng. Mặt khác, một cách trực quan nhất, các kết quả cũng như quá trình tiến bộ của mỗi học sinh sẽ được hệ thống báo cáo, phân tích, và có gợi ý cách bồi dưỡng phù hợp cho người học.

6. Chỉ dành cho ai giỏi công nghệ thông tin

Thực tế là: Học tập trên một ứng dụng trực tuyến cũng tương tự như cách truy cập các diễn đàn, trang mạng xã hội, và ngày càng trở nên đơn giản hoá đối với mọi lứa tuổi, mọi vùng miền. Để học sinh sớm tiếp cận hiệu quả các kênh học trực tuyến cũng là cách để hình thành kỹ năng công nghệ thông tin – “vũ khí” cho các em sẵn sàng hội nhập quốc tế.

Học trực tuyến là một phương pháp học tập hiệu quả và có thể mở ra không giới hạn kiến thức cũng như tiếp thêm sức mạnh cho người học. Học trực tuyến không thay thế hoàn toàn phương pháp học trực tiếp, mà xuất hiện như một cách bổ sung hoàn hảo những hạn chế của cách học truyền thống. Do đó, đừng ngần ngại khai thác tối đa lợi thế của việc học trực tuyến. Và đừng bỏ qua những kênh học hữu ích, được đầu tư về cả nội dung và công nghệ – như VioEdu.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây