“Giáo dục không gì khác hơn là nuôi dưỡng những thói quen tốt”. Học sinh lớp 1, 2 giống như một tờ giấy trắng chưa từng được viết nên rất dễ uốn nắn.
Bậc tiểu học là giai đoạn vô cùng quan trọng cho quá trình phát triển tư duy, nhận thức và ổn định nhân cách của trẻ. Trong đó, lớp 1 và lớp 2 được xem là một bước ngoặt lớn trong cuộc đời của một đứa trẻ, mang ý nghĩa quyết định và là sự khởi đầu cho cả quá trình học tập lâu dài. Nếu cha mẹ lơ là, không tận dụng giai đoạn này để trau dồi thói quen học tập của trẻ có thể ảnh hưởng cả bậc tiểu học và những năm tháng sau này.
Vậy những thói quen nào nên phát triển cho trẻ? Trong giai đoạn này, cha mẹ cần lưu ý điều gì? Dưới đây là một số lời khuyên từ những giáo viên có nhiều năm công tác trong ngành giáo dục:
Mục lục
3 chữ cần ghi nhớ
– Chờ đợi
Rất nhiều cha mẹ luôn hy vọng con cái có thể trong nháy mắt trở nên hiểu chuyện, cải thiện điểm số… mà không biết rằng trẻ cũng cần từ từ lớn lên. Một trong những kỹ năng quan trọng cần rèn luyện khi làm cha mẹ đó là học cách kiên nhẫn.
Chúng ta phải chấp nhận thực tế rằng trẻ em không thể phát triển tất cả các loại thói quen tốt cùng một lúc và làm tốt mọi thứ cùng một lúc.
– Hỏi
Sau khi trẻ đi học về, hãy trò chuyện với trẻ nhiều hơn: Hỏi con xem hôm nay ở trường có điều gì thú vị hay không, con học hành vui vẻ hay có gì khúc mắc. Kể về những chuyện vui giúp trẻ trở nên hạnh phúc, phấn khởi. Còn khi trẻ gặp điều không suôn sẻ trong ngày hôm đó, Việc trẻ chia sẻ với bạn sẽ giúp trẻ cảm thấy an toàn và được lắng nghe, từ đó bạn cũng có thể giúp trẻ học cách lạc quan đối mặt và dũng cảm tiến về phía trước.
Cảm xúc của trẻ rất quan trọng, cách giao tiếp chân thành này có thể để cha mẹ dễ dàng hiểu con, kịp thời nắm bắt những sự việc phát sinh. Nếu thực sự bận rộn với công việc, bạn nên dành nhiều thời gian hơn cho con cái vào những ngày cuối tuần, thay vì lúc nào cũng cầm điện thoại di động và thờ ơ với con cái.
– Khuyến khích
Cha mẹ phải khuyến khích con cái nhiều hơn, điều này có thể tạo ra động lực tốt cho bản thân của trẻ. Đừng luôn so sánh con mình với con người khác, sẽ làm tổn hại đến sự tự tin của trẻ.
3 điều nên làm tốt
Trong nhiều trường hợp, cha mẹ thường chú ý đến kết quả học tập của con cái hơn là sự phát triển nhân cách. Học lực là quan trọng, nhưng ở trường tiểu học, có ba điều quan trọng hơn học lực.
– Điều quan trọng đầu tiên: Khơi gợi hứng thú
Hứng thú là “người thầy đầu tiên”, chỉ khi có hứng thú thì trẻ mới có động lực học tập. Vì vậy, mối quan tâm của cha mẹ không nên chỉ bao gồm thành tích học tập mà còn là quá trình trẻ học hỏi, khám phá
Tiểu học là giai đoạn trẻ nhận biết và luôn tò mò về thế giới. Trẻ có thể tiếp thu và ghi nhớ tốt hơn gấp 03 lần thông qua các sân chơi trí tuệ, hoạt động “chơi mà học”, trải nghiệm thực tế. Cha mẹ nên nắm bắt để giúp trẻ tìm ra điểm yêu thích và phát triển năng khiếu và khuyến khích trẻ tiếp xúc nhiều hơn, kiên trì hơn trong việc theo đuổi đam mê.
– Điều quan trọng thứ hai: Thói quen tốt
Giai đoạn này, có ba thói quen cần rèn luyện ở trẻ: thói quen sắp xếp thời gian hợp lý, thói quen chăm chú nghe giảng trên lớp và thói quen độc lập đọc và suy nghĩ.
Muốn vậy, cha mẹ phải hy sinh một phần thời gian nghỉ ngơi để đồng hành cùng con.
Cha mẹ có thể cùng con làm bài tập, cùng con đọc sách, tập cách tra cứu thông tin, đặt câu hỏi để con suy nghĩ.
– Điều quan trọng thứ ba: Không khí gia đình
Môi trường gia đình rất quan trọng trong sự phát triển nhân cách. Những đứa trẻ lớn lên trong một gia đình có bầu không khí hài hoà, mối quan hệ giữa cha mẹ êm ấm thường có tính cách vui vẻ và lạc quan hơn, thành tích học tập tốt hơn.
Như vậy, điểm cốt lõi trong việc giáo dục con cái ở lứa tuổi tiểu học là dành thời gian để kết nối, đồng hành và gia tăng trải nghiệm cho trẻ. Đối với việc kèm cặp con học, cha mẹ có thể sử dụng các công cụ để đồng hành cùng con thêm hiệu quả. Hệ thống học trực tuyến VioEdu có chương trình học hấp dẫn với các video bài giảng hoạt hình, bài tập cá nhân hoá và các sân chơi giúp trẻ tăng hứng thú, tăng hiệu quả tiếp thu và học đúng trọng tâm, từ đó tiết kiệm thời gian học, tăng quỹ thời gian trải nghiệm. Cha mẹ cũng dễ dàng theo sát hiệu quả học tập của con thông qua các báo cáo chi tiết về điểm số, điểm mạnh điểm yếu.
Xem thêm: Thể lệ Đấu trường VioEdu toàn quốc năm học 2023-2024
(Theo: Phụ nữ Việt Nam)