Game hóa giáo dục và lý tưởng “học như chơi” của VioEdu

0
30102

Ứng dụng công nghệ game hóa với hàm lượng sáng tạo ngày càng cao, VioEdu đã khơi gợi cảm hứng học tập cho hàng triệu học sinh.

Trong hầu hết công bố nghiên cứu về xu hướng 3 năm tới ở lĩnh vực Edtech (ứng dụng công nghệ trong giáo dục), game hóa (gamification) luôn được nhắc tới như một trong những xu hướng dẫn đầu với đầy tiềm năng phát triển, bởi tính hữu ích của nó trong việc thay đổi hành vi người học.

Game hóa giáo dục – Xu hướng học tập 4.0

Theo Forbes, hai năm đại dịch đã khiến cho người dùng trên toàn thế giới đổ tiền cho các thiết bị công nghệ nhiều hơn bao giờ hết để phục vụ cho công việc, giải trí, và đặc biệt là học tập. Gamification, cùng với Trải nghiệm học tập cá nhân hóa và Hình thức đào tạo hybrid – kết hợp trực tuyến và trực tiếp, sẽ tiếp tục trở thành xu hướng mà các nhà giáo dục cần phải lưu tâm.

Còn các chuyên gia từ Groove Technology cho biết, tới cuối năm 2022, khoảng 60% các khóa học trực tuyến đều sẽ được “game hóa”. Gamification biến khóa học thông thường thành trải nghiệm tương tác bằng cách kết hợp các yếu tố trò chơi như luật tính điểm cộng dồn, giới hạn thời gian, trao huy hiệu, bảng xếp hạng và những giải thưởng theo thành tích.

Phương thức này ngày càng trở nên phổ biến, là giải pháp đáng tin cậy cho các nhà giáo dục giúp khích lệ sự tham gia và thay đổi hành vi của người học theo hướng tích cực.

Với chiến lược biến học thành chơi này, các môn học tưởng như khô khan và phức tạp cũng có thể trở nên đơn giản, thú vị. Điểm số, giải thưởng, quà tặng… sẽ gia tăng cơ hội giữ chân học sinh, còn hình thức học tập sáng tạo và linh hoạt có thể giúp học sinh tiếp thu tổng thể kiến thức môn học một cách không gò ép. Thậm chí, học sinh có thể được học nhiều phần kiến thức cùng một lúc khi tham gia những cuộc chơi trí tuệ uy tín và được thiết kế công phu, ứng dụng gamification ở một tầng sâu sắc hơn.

“Học như chơi” cùng VioEdu

Thay vì chỉ tiếp thu kiến thức như mục tiêu học truyền thống, học tập thời đại số chú trọng bồi dưỡng các năng lực, phẩm chất của người học. Do đó, cách thức truyền đạt cũng thay đổi, nhằm kích hoạt tâm lý muốn tìm tòi, cạnh tranh, tương tác của người học.

Dựa trên nghiên cứu về tâm lý người học, đặc biệt là các em học sinh phổ thông, nội dung học trên VioEdu được ứng dụng triệt để các logic khi thiết kế game để khơi gợi cảm hứng học và mong muốn được ghi nhận của trẻ:

Nhiệm vụ cá nhân hoá mỗi ngày: Dựa vào bài kiểm tra năng lực đầu vào và quá trình học sinh học tập, mỗi ngày hệ thống đưa ra các nhiệm vụ như luyện tập chủ điểm hoặc bài kiểm tra để học sinh tích luỹ các “điểm thưởng” (huy hiệu, kim cương,…). Các nhiệm vụ này đảm bảo tiêu chí phù hợp với sức học của học sinh, bám sát chương trình trên lớp, có thể hoàn thành trong thời gian dưới 30 phút, giúp học sinh hào hứng duy trì thói quen học tập.

– Thanh tiến độ và bảng xếp hạng: Có rất nhiều bảng xếp hạng ở VioEdu giúp kích thích sự cạnh tranh, vừa là chỉ dẫn giúp học sinh dễ xác định mục tiêu để luôn phấn đấu.

Phản hồi ngay lập tức: Học sinh khi làm bài tập được phản hồi ngay về đúng, sai, cuối bài làm có phân tích kỹ năng mạnh, yếu giúp học sinh dễ dàng tự đánh giá năng lực và hào hứng trong suốt quá trình học.

Đấu trường học tập: Các sân chơi đấu trí (có thưởng) là “không gian” nơi học sinh thực sự được giao lưu, cạnh tranh, nên luôn có sức thu hút và khiến học sinh tự giác. Ở VioEdu, có hai loại hình là đấu đối kháng (thách đấu) và đấu mass. Vào mỗi mùa giải sẽ có những điều chỉnh về thể thức thi đấu để tăng tính cạnh tranh, động lực khám phá cho học sinh. Các sân chơi của VioEdu đã thu hút hơn 5 triệu học sinh tham gia.

Vốn là sân chơi giải toán trực tuyến đã nhận được sự ủng hộ của hàng triệu học sinh bởi kiến thức đa dạng và bám sát chương trình chính khóa, Đấu trường VioEdu phiên bản mới năm học 2022 – 2023 với giao diện đẹp mắt và trải nghiệm học tập thú vị, tiếp tục được nâng cấp và phát triển theo hướng ứng dụng sâu hơn công nghệ game hóa.

Đổi quà: Từ số điểm thưởng (kim cương) tích luỹ qua các nhiệm vụ học tập, học sinh có thể đổi lấy các phần quà giá trị như quà hiện vật, voucher ưu đãi khoá học,… Cơ chế này giúp duy trì hứng thú của học sinh trong quá trình học tập.

Trong năm 2023, hệ thống sẽ tiếp tục được phát triển theo hướng ứng dụng triệt để các công nghệ giáo dục mới nhất. Dự kiến học sinh sẽ có thể chọn “bạn cùng tiến” – 1 linh vật đồng hành cùng quá trình học tập của học sinh trên hệ thống với vai trò khích lệ, chỉ dẫn học sinh hoàn thành các nhiệm vụ học tập.

Ở trường học, học sinh được cho điểm với thang điểm tối đa là 10, 100,… mỗi bài kiểm tra, và trừ dần khi có lỗi sai, phương pháp này khó lòng khuyến khích được sự cố gắng của học sinh. Trái lại, khi việc học trở nên thú vị như chơi game leo dốc và không có một mức “điểm trần” hay giới hạn nào được đặt ra, học sinh sẽ trở nên hứng thú thi đua những vị trí dẫn đầu.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây