Cha mẹ cần làm gì để “lên dây cót” cho trẻ khi đi học trở lại

0
18555

Trở lại trường sau thời gian dài ở nhà học trực tuyến, trẻ đối mặt với các vấn đề về tâm lý và việc học khiến nhiều phụ huynh trăn trở.

Từ 07/02, thêm nhiều địa phương đã mở cửa đón học sinh trở lại trường học. Bên cạnh tâm lý phấn khởi, nhiều phụ huynh không khỏi lo ngại về việc làm sao “chống sốc” cho con khi con đã có thời gian dài quen với việc ở nhà, học trực tuyến “theo cách của mình”.

Thời gian dừng đến trường quá lâu đã khiến trẻ có những tâm lý, thói quen sinh hoạt mới. Mặc dù việc được gặp thầy cô, bè bạn khiến các em hào hứng, nhưng phải thay đổi giờ giấc, cường độ học tập, cũng như kỷ luật khiến nhiều em xuống tinh thần.

Chị Minh Hương (Hà Nội) chia sẻ rằng những ngày đầu đi học lại, gia đình thường mất nhiều thời gian để gọi con dậy sớm, ăn sớm để kịp đến trường vì nhà xa. “Nhà trường mở cửa đón học sinh, bố mẹ thì vui nhưng con thì không hào hứng lắm. Tôi đoán một phần con uể oải vì từ nay sẽ phải nghiêm chỉnh trong tác phong, giờ giấc. Mặt khác, việc phải học bù, kiểm tra bù bằng hình thức trực tiếp sẽ không còn “dễ” như ở nhà, khiến con ít nhiều bị cuống và áp lực”.

Có một thực trạng, sau giây phút “tựu trường” hào hứng, nhiều em học sinh lại chỉ thấp thỏm đợi tin có F0 để được về nhà học trực tuyến.

Việc học sinh ngại đi học, ngại thay đổi các thói quen, có sự hoang mang trong tâm lý, thậm chí rụt rè và mất kỹ năng giao tiếp khi trở lại trường, theo các chuyên gia tâm lý là hoàn toàn dễ hiểu. Gia đình và nhà trường có nhiều cách để động viên, “lên dây cót” cho các em.

Sự thích nghi của phụ huynh

Trong bối cảnh dịch COVID-19 còn có những tiềm ẩn đáng ngại, việc học sinh đi học trở lại sẽ chưa thể ổn định và an toàn tuyệt đối, vì thế rất cần sự lạc quan, tin tưởng và thích nghi của chính phụ huynh. Vì những suy nghĩ, lời nói của gia đình sẽ tác động trực tiếp tới tâm lý của trẻ. Bố mẹ thả lỏng, yên tâm gửi con đến trường thì mới gieo cho con những sự háo hức, thoải mái quay lại học tập. Từ đó, việc điều chỉnh, uốn nắn các con vào một thói quen mới, giờ giấc học tập sinh hoạt mới sẽ dễ dàng hơn.

Mặt khác, khi các bậc phụ huynh đồng lòng nhất trí đưa con em đến trường, việc học tập sẽ càng nhanh chóng được ổn định, giảm tải những vất vả cho giáo viên và bản thân học sinh tiếp thu kiến thức sẽ thêm hiệu quả.

Không vội đặt nặng bài vở

Mặc dù việc đi học trực tiếp là cơ hội tốt để tranh thủ củng cố kiến thức, học bù, học đuổi chương trình, nhưng việc thay đổi môi trường, phương thức học tập cần có thời gian để học sinh làm quen. Để tránh những cảm xúc, thái độ tiêu cực của trẻ đối với việc học, điều cần thiết là cả gia đình và nhà trường lúc này đều không nên nóng vội đặt các mục tiêu cũng như áp lực về bài vở, tiến độ học tập hay thi cử lên trẻ. Đây là thời điểm ưu tiên các hoạt động giao lưu, lắng nghe, giáo dục kỹ năng mềm để kích hoạt dần sự hào hứng, tự tin giao tiếp, chia sẻ của học sinh. Người lớn hãy nói chuyện nhẹ nhàng, cởi mở để giúp trẻ xác định đúng tư tưởng, thái độ cũng như tăng ý chí và bản lĩnh để ứng phó với các tình huống mới khi đi học trở lại.

Học chủ động qua các sân chơi Đối với việc học, cần ưu tiên các phương pháp tạo hứng thú, kích thích sự chủ động như học thông qua trò chơi, phim ảnh, qua các tình huống, ví dụ thực tế cuộc sống,… Trong thời gian cao điểm của dịch bệnh phải triển khai dạy học trực tuyến, các nhà trường tại Hưng Yên, TP. Hồ Chí Minh, Nam Định, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Thừa Thiên Huế,… đã tổ chức sân chơi đấu trường toán học VioEdu cho học sinh giao lưu, củng cố kiến thức một cách chủ động mỗi tuần.

học-sinh-tỉnh-Vĩnh-Phúc-thi-đấu-trường-toán-học
Học sinh ở tỉnh Vĩnh Phúc tham gia sân chơi Đấu trường toán học để ôn tập kiến thức

Thông qua mô hình như chơi game, có bảng xếp hạng và phần thưởng, sân chơi kích thích tâm lý cạnh tranh, thi đua của mỗi em. Kiến thức trong cuộc thi cũng bám sát chương trình, tiến độ học của nhà trường nên học sinh có cơ hội ôn tập mà không áp lực.

Ngoài ra, sau mỗi lần làm bài, VioEdu cũng thống kê các chủ điểm mạnh, yếu của từng em và gợi ý lộ trình cải thiện phù hợp. Sân chơi hoàn toàn miễn phí, chỉ 20 phút mỗi tuần, hỗ trợ các em duy trì thói quen học tập và giảm bớt thời gian chơi game hay sa đà trên mạng xã hội, nên các phụ huynh hoàn toàn ủng hộ.

Quay trở lại học trực tiếp, học sinh còn có thể chủ động bổ sung kiến thức thông qua bài giảng bằng video hoạt hình và các bài luyện tập được cá nhân hoá trên hệ thống. Từ đó, các em tự tin, dễ dàng bắt nhịp học trên lớp.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây