7 câu hỏi cần giải đáp khi chọn khoá học trực tuyến cho con

4
17997

Học trực tuyến đang ngày càng khẳng định được tầm quan trọng và tính hiệu quả cao. Giữa vô vàn các lựa chọn, đâu là những tiêu chí quan trọng nhất để phụ huynh đi đến quyết định?

Học trực tuyến không còn là trào lưu hay giải pháp tình thế, mà ngày càng được công nhận như một phương thức đào tạo chính thống, nhờ tính ưu việt, hiệu quả đối với việc học tập của từng cá nhân cũng như ngành giáo dục nói chung.

Bên cạnh các điểm cộng như tiết kiệm thời gian, chi phí, linh hoạt, khi có kỹ năng học trực tuyến tốt, người học đồng thời cũng được phát triển và hoàn thiện khả năng học tập tự chủ, biết tìm kiếm, tiếp cận các nguồn học liệu tốt, biết chọn lọc, xử lý thông tin,… Dưới tác động kép của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và dịch Covid-19, dạy – học trực tuyến càng chiếm nhiều ưu thế. Người học trực tuyến ngày một nhiều, các khoá học, ứng dụng học tập trực tuyến cũng…tràn lan. Phụ huynh ngày một ghi nhận hiệu quả của hình thức học tập này và tìm chọn các khoá học online cho con ngay từ đầu phổ thông.

Vậy dựa vào những tiêu chí nào để đánh giá và chọn lựa một khoá học phù hợp, chất lượng? Hãy cùng VioEdu trả lời 7 câu hỏi dưới đây.

1. Đơn vị cung cấp khoá học/nền tảng trực tuyến đó có uy tín không?

Sự uy tín và chuyên nghiệp của đơn vị cung cấp khoá học có ảnh hưởng không nhỏ tơi chất lượng nội dung khoá học đó cũng như cách chăm sóc khách hàng (người học). Các ứng dụng/nền tảng học tập trực tuyến nên được phát triển và phát hành bởi một đơn vị có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục, và có nền tảng công nghệ tốt. Một số dấu hiệu nhận biết: có đầy đủ các thông tin minh bạch về doanh nghiệp (lịch sử hình thành phát triển, các chứng nhận/bảo chứng đáng tin cậy, sứ mệnh, tầm nhìn rõ ràng, nhất quán); có một trang chính thức cho từng kênh truyền thông (không tồn tại các trang giả mạo, nhiễu loạn thông tin); các thông tin, thông điệp về khoá học rõ ràng, nhất quán, chuyên nghiệp; các cam kết được thực hiện đúng,… Hãy cảnh giác với những khoá học có chi phí quá thấp hoặc cách truyền thông gây sốc, giật tít,…

2. Nội dung khoá học được tạo trên nền tảng công nghệ như thế nào?

Nền tảng công nghệ càng cao, những trải nghiệm tương tác và học tập cho học viên càng tốt, càng đáp ứng được nhu cầu học tập của thời đại mới. Trong một nền tảng trực tuyến, chất lượng của video, âm thanh, đồ họa thiết kế, giao diện sử dụng, tốc độ tải bài giảng/câu hỏi, các điểm chạm cảm xúc,… là chìa khóa để truyền tải kiến thức một cách hiệu quả nhất và giữ chân người học. Hãy xem thử các bài giảng, bài tập demo để đánh giá được cụ thể hơn về khoá học.

VioEdu giành giải Thành phố thông minh Việt Nam 2020

3. Nội dung khoá học được thiết kế như thế nào? Có phù hợp với lứa tuổi học của con, có linh hoạt cho nhiều phong cách/khả năng học khác nhau không?

Hãy tìm hiểu các mô tả chi tiết về khoá học, làm bài kiểm tra đánh giá đầu vào (nếu có), trải nghiệm các nội dung học thử,…để xác định xem nội dung khoá học có thật sự phù hợp với lứa tuổi của con, cách tiếp cận có gì đặc biệt, thú vị? Các bài giảng, mô-đun (chủ điểm học) được sắp xếp như thế nào, có hợp lý, đa dạng hay không? Học sinh có được xem lại các video lý thuyết, có được thực hành với ngân hàng câu hỏi phong phú không? Lợi thế của việc học trực tuyến là sự linh hoạt. Học sinh cần được chủ động về thời gian, tiến độ. Thay vì phải cố sức theo kịp các nội dung học như trên lớp, học sinh có thể xem đi xem lại, làm đi làm lại các bài tập cho đến khi thành thạo.

thiết-kế-khoá-học-trực-tuyến
Học sinh sẽ hào hứng học tập hơn khi có những nhiệm vụ, lộ trình học cụ thể. Kiến thức phong phú nhưng trình bày một cách dàn trải sẽ khiến học sinh rối và nản khi bắt buộc phải chọn một chủ điểm để học.

Một khoá học tốt bên cạnh những hướng dẫn, đáp án chi tiết cho học sinh, cần đưa ra những đánh giá chính xác, hữu ích, và định hướng giúp học sinh cải thiện được cách học, điểm số của mình. Hơn nữa, một bài giảng chuyên nghiệp còn cần phải cung cấp phụ đề, dịch vụ phiên âm, hoặc giọng đọc các câu hỏi để học sinh có thể tiếp thu bài học theo nhiều giác quan nhất có thể.

4. Khoá học duy trì học viên, kiểm soát chất lượng học của học viên như thế nào? Môi trường học tập có lành mạnh, nhiều tính tương tác?

Hãy xem những học viên/học sinh đang học tập trên nền tảng đó, chúng có tích cực chia sẻ về các trải nghiệm học tập? Trước mỗi nội dung, hoạt động của khoá học, học sinh có hào hứng, sôi nổi? Nền tảng đó có thường xuyên được cập nhật, nâng cấp, có tạo ra nhiều hoạt động phong phú để kích thích sự ham học của học sinh? Các cơ chế xây dựng môi trường học và kiểm soát chặt chẽ sự tương tác: học sinh khi trao đổi, bàn luận có được kiểm duyệt nội dung, làm thế nào kiểm soát xem học sinh có thực sự học hay không?

đánh-giá-khoá-học-toán-trực-tuyến
Học sinh khi học tập trên VioEdu được khơi gợi hứng thú học tập một cách tự nhiên nhất thông qua rất nhiều hình thức: bài giảng hoạt hình, đấu trường, thách đấu, cơ chế tính thưởng kim cương – đổi quà, hệ thống giấy khen, bộ sưu tập, danh hiệu,…

4 cách khơi gợi hứng thú, sự tự giác học cho học sinh

5. Các bên thứ ba nhận xét, đánh giá như thế nào về khoá học?

Hãy xem các đánh giá này một cách khách quan và toàn diện nhất có thể. Đánh giá có thể đến từ chính học sinh, các phụ huynh khác, hoặc từ người có chuyên môn. Phụ huynh có thể tìm thấy các đánh giá này trên chính phần bình luận tại các kênh truyền thông của đơn vị cung cấp khoá học, trong các diễn đàn, báo chí, các lời giới thiệu, bài chia sẻ trên facebook,… Các trải nghiệm càng chi tiết, càng tự nhiên, từ người thật, việc thật thì càng đáng tin cậy.

6. Con có thật sự thích học trên đó?

Một khoá học sẽ thất bại khi không khơi gợi được hứng thú, sự tham gia và tương tác sâu đến từ phía người học. Người học càng tương tác, càng hào hứng thì càng có nhiều khả năng tiếp thu, ghi nhớ kiến thức. Phụ huynh dù với đầy đủ hiểu biết nhưng người trực tiếp trải nghiệm khoá học lại là các con, nên không thể bỏ qua chính nhận xét, phản hồi/phản ứng khi học thử của trẻ. Con có hào hứng và thấy tự tin khi học với ứng dụng này, sự hào hứng đó được duy trì trong bao lâu?

7. Chính sách giá có tốt không?

Cần phân biệt hai khái niệm “giá tốt/giá hợp lý” và “giá rẻ”. Chi phí sẽ luôn đi cùng với chất lượng. Hãy cân nhắc các yếu tố: nội dung khoá học có phải độc quyền hay đại trà, được dày công đầu tư hay chỉ đơn giản là tổng hợp, sao chép từ các nguồn khác? Khoá học ngoài truyền tải kiến thức còn mang lại cho học sinh những giá trị cộng thêm nào khác không (phát triển thêm kỹ năng, xây dựng thêm sự tự tin,…)? Các trải nghiệm có mang tính cá nhân hoá, thú vị, ít tìm thấy ở nơi khác? Thêm vào đó, dịch vụ hỗ trợ, chăm sóc khách hàng của đơn vị này như thế nào? Những lợi ích về mặt dài hạn, các chương trình khuyến mại, tri ân, quà tặng như thế nào?

Trên đây là những gợi ý của VioEdu để phụ huynh và các bạn học sinh có cơ sở đầy đủ nhất trong việc đánh giá, lựa chọn kênh học tập chất lượng. Ngoài ra, phụ huynh có đóng góp, phản hồi thêm về chủ đề này, vui lòng để lại bình luận dưới bài viết.

4 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây