Rèn 5 thói quen tốt, mẹ an tâm gửi bé vào lớp 1

1
12873

Lớp 1 là giai đoạn chuyển giao quan trọng để bé tự lập và trưởng thành hơn. Đây cũng là thời điểm mà các bố mẹ trăn trở, tìm cách để con có thể hòa nhập với môi trường mới.

Khi bước vào tiểu học, nhiều thay đổi so với môi trường mẫu giáo sẽ khiến các con bỡ ngỡ. Làm thế nào để con không sợ sệt, yêu trường, mến bạn và học tập tốt là câu hỏi nhiều bậc phụ huynh có con chuẩn bị vào lớp 1 lo lắng.

Dựa trên những công bố của Văn phòng Tiêu chuẩn Giáo dục, Dịch vụ và Kỹ năng trẻ em (Ofsted) Anh, VioEdu gợi ý bố mẹ cách rèn những thói quen tốt và chuẩn bị hành trang vào lớp 1 cùng con, giúp con dễ dàng hòa mình vào môi trường tập thể rộng lớn và nghiêm túc hơn, “cánh cửa trường học” sắp tới sẽ mở ra với con nhiều điều bất ngờ, thú vị:

1. Rèn khả năng ngồi yên và lắng nghe của trẻ

Ngồi yên và lắng nghe không phải là một phản xạ tự nhiên. Nghe là một quá trình thụ động chỉ việc chúng ta tiếp nhận âm thanh. Còn lắng nghe là quá trình chủ động, tập trung và mong muốn thấu hiểu nội dung của người nói.

Giáo dục trẻ cách tập trung và lắng nghe chính là tạo lập cho con khả năng ghi nhớ và phản hồi thông tin.

Lắng nghe giúp trẻ biết mình cần gì và thiếu gì. (Ảnh minh họa: Manon)

Phần lớn việc học tập ở trường phụ thuộc vào khả năng của trẻ để lắng nghe những gì giáo viên giảng dạy. Vấn đề bé tập trung nghe giảng và tiếp thu bài mới cũng rất quan trọng và không phải bé nào khi bước vào lớp một cũng có thể hình thành ngay mà không có sự hỗ trợ của bố mẹ từ trước. Nếu con có khả năng tiếp thu tốt, cộng thêm với các kỹ năng khác như ghi chép và phân tích những gì đang được nghe sẽ giúp con tiến bộ hơn trong học tập. 

2. Biết tôn trọng những đứa trẻ khác

Tôn trọng người khác là một trong những phạm trù đạo đức cơ bản của mỗi con người. Nhưng đôi khi chúng ta chỉ dạy con cách tôn trọng người lớn tuổi, bố mẹ, anh chị trong gia đình mà quên mất mối quan hệ xã hội bên ngoài của con. Khi đến trường để học tập, bạn bè chính là đối tượng mà con tiếp xúc nhiều nhất, nên cần dạy con tôn trọng họ.

Tôn trọng ở đây chính là việc nhỏ như chào nhau, biết nói cảm ơn và xin lỗi khi cần. Hãy vẽ ra những trường hợp có xích mích hay tranh cãi để xem con bạn ứng xử như nào, từ đó dễ dàng điều chỉnh hành vi của bé.

Tình bạn nảy nở từ sự tôn trọng dành cho nhau. (Ảnh minh họa: Pinterest)

Ví dụ về việc đánh giá ngoại hình của các bạn, con không nên chê bạn xấu, gầy hay béo, hãy dùng từ ngữ như mũm mĩm, đáng yêu đúng lứa tuổi các con.

Theo một nghiên cứu từ năm 2010 được công bố trên tạp chí Khoa học Tâm lý, trẻ em từ hai tuổi đã biết thể hiện mong muốn chia sẻ với những người khác, nhưng thường chỉ khi những thứ chúng sở hữu thật dồi dào.

Tuy nhiên, trẻ ở lứa tuổi từ ba đến sáu thường tỏ ra ích kỷ khi phải chia sẻ với người khác. Thực tế chỉ ra, một đứa trẻ chỉ có một chiếc bánh quy có thể miễn cưỡng chia sẻ một nửa với bạn bè, bởi lẽ điều đó đồng nghĩa là chúng sẽ có ít bánh hơn để thưởng thức. 

Đến khoảng sáu hoặc tám tuổi, hầu hết trẻ em dần trở nên quan tâm hơn với sự công bằng và sẵn sàng chia sẻ. Vì vậy, dạy con biết chia sẻ, tôn trọng cũng chính là chìa khóa để nâng cao lòng tự trọng của chúng.

3. Hiểu được từ “Không” và giới hạn của các hành vi

Trẻ em chuẩn bị vào lớp 1 phần lớn đều chưa làm chủ được hành vi của mình. Các hiệu lệnh từ thầy, cô giáo sẽ có nhiều đổi khác. Cha mẹ cần cho con thời gian tập quen với môi trường mới.

Đa phần trẻ nhỏ sẽ tỏ ra chống đối (khóc, la hét) khi bạn nói “không” với thứ chúng thích. (Ảnh minh họa: Linenews)

Kể chuyện từ các trải nghiệm của bản thân cha mẹ sẽ khiến con thích thú lắng nghe hơn. Hãy cho con biết rằng con không thể cười đùa và nói chuyện tự do trong lớp, chỉ thảo luận khi giáo viên cho phép.

Trước khi mong đợi con mình có thể tuân thủ tốt theo các hướng dẫn, điều cần thiết là bạn hãy thành thạo trong việc đưa ra chỉ dẫn cho con mình. Không nên lồng ghép quá nhiều yêu cầu trong cùng một lúc. Lấy ví dụ, thay vì nói: “Hãy cất giày vào kệ, dọn dẹp sách vở và rửa tay chuẩn bị ăn tối”, bạn nên đợi đến khi trẻ cất giày xong rồi đưa ra yêu cầu tiếp theo.

Một sai lầm cần tránh là bạn không nên đưa ra yêu cầu của mình theo dạng câu hỏi lựa chọn, chẳng hạn như: “Con có thể nhặt đồ chơi của mình hay không?”. Đối với những yêu cầu dạng này, trẻ thường sẽ hiểu rằng con có thể thực hiện hoặc không. Khi đưa ra hướng dẫn, hãy chờ trẻ phản hồi lại hoặc nói trẻ nhắc lại những gì đã nghe từ bạn.

5. Biết nói với người lớn để đề nghị sự giúp đỡ, tự bảo vệ bản thân

Nếu như ở môi trường mẫu giáo, giáo viên là người phải phát hiện sự bất thường của con trẻ để giải quyết thì môi trường Tiểu học đã thay đổi. Các em bắt đầu đối diện với những khó khăn cả trong học tập và trong các mối quan hệ với bạn bè, thầy cô và đôi khi các con sẽ khó mở lời.

Hãy tâm sự, hỏi han, trò chuyện về một ngày ở trường của bé mỗi ngày, thói quen này sẽ giúp bạn gần gũi và phát hiện điểm bất thường. Ngoài ra cũng nên rèn luyện khả năng tự tin, hoạt ngôn để bé có thể mạnh bạo tìm kiếm sự giúp đỡ khi cần.

“Con phải luôn nhớ quy tắc 5 ngón tay chúng ta đã học nhé”. Để giúp trẻ tránh bị xâm hại tình dục, một trong những quy tắc bố mẹ có thể dạy con là “quy tắc 5 ngón tay”. Cha mẹ có thể dạy con xác định được 5 nhóm người thường gặp trong cuộc sống hàng ngày, từ đó đưa ra định hướng giao tiếp phù hợp, giúp trẻ tránh bị lạm dụng, mua chuộc hay xâm hại tình dục.

Quy tắc 5 ngón tay. (Nguồn: Pinterest)

Tạo sự háo hức cho ngày nhập học đầu tiên của bé

Để con có tâm lý thoải mái nhất, bạn hãy thực hiện từng bước để còn hình dung ra ngôi trường mình sắp theo học. Miêu tả nó như một bức tranh sinh động, muôn màu, muôn vẻ để con hào hứng muốn đến trải nghiệm.

Với con, trường tiểu học là nơi hoàn toàn lạ lẫm. Nó có thể vô cùng nguy hiểm, nó cũng có thể rất dễ thương. Nghĩ về trường tiểu học, con sẽ vô cùng hoang mang. Những câu chuyện kể về trường tiểu học của bố mẹ sẽ giúp con định hình rõ ràng hơn về một nơi mà con sắp đến.

Những món đồ dùng học tập  xinh xắn  mà bố mẹ có thể tặng con. (Ảnh minh họa: Thế giới trẻ)

Bạn có thể tặng con như những món quà nhân lễ nhập học sắp tới. Một chiếc cặp mới, đôi giày xinh, quyển sách được bọc cẩn thận, mùi mực bút mới trên trang vở sẽ khiến con thêm háo hức tới ngày tựu trường.

Không quên hướng dẫn con phòng chống dịch bệnh

Khi đi học trẻ sẽ tiếp xúc với những khu vực đông người cũng như là các vật dụng công cộng, vì vậy các bố mẹ cần dạy con thực hành việc đeo khẩu trang đúng cách, rửa tay thường xuyên và giữ khoảng cách với những người xung quanh.

Theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bố mẹ cần kiểm tra thân nhiệt cho trẻ trước khi đến lớp. Nếu trẻ có bất kỳ biểu hiện không bình thường nào về sức khỏe không nên cho bé đến trường để tránh lây lan cho các bé khác. Gia đình cũng cần kết hợp với các giáo viên chủ nhiệm để theo dõi tình trạng sức khỏe của bé, nếu bé có bất kỳ biểu hiện bất thường nào, cần báo ngay cho các lãnh đạo nhà trường để có biện pháp xử lý kịp thời.

Ngày đầu tiên tới lớp, con hồi hộp như nào thì ba mẹ cũng căng thẳng nhường ấy. Khoảnh khắc đưa con đến trường, nắm tay con thật chặt, nhìn con tự tin, mạnh dạn chính là niềm hạnh phúc lớn của mỗi người làm cha mẹ. Hành trình cùng con vào lớp 1 là đoạn đường quan trọng với cả gia đình và cũng đem lại vô vàn cảm xúc. Hi vọng những “hành trang” VioEdu gợi ý sẽ giúp các bố mẹ tạo cho con tâm lý vững chãi bước vào lớp 1 thật suôn sẻ và nhiều niềm vui.


1 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây